Mục lục
Gà Sao còn được gọi với cái tên là gà trĩ và là 1 trong những giống gà rừng tự nhiên. Phần lớn dòng gà này sinh sống chủ yếu tại những khu vực nhiệt đới gió mùa do có sức đề kháng cao. Và thậm chí giống gà này còn sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hôm nay, đá gà PQ88 sẽ giới thiệu chi tiết kỹ thuật nuôi gà sao có 1 không 2 nhưng vô cùng hiệu quả. Mọi người hãy cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của chúng tôi nhé:
Khái quát nguồn gốc của giống gà Sao
Gà Sao còn được gọi là trĩ sao, gà lôi, gà trĩ, gà phi bởi chúng có nguồn gốc là gà rừng thuộc phía nam Sahara của Châu Phi. Bên cạnh đó, gà Sao được phân loại dựa theo bộ Gallformes, loài Helmeted, họ Phasiani, giống Numidiae, lớp Aves.
Dòng gà này còn được xem là dòng gà rất dễ nuôi và tỷ lệ chết tương đối thấp chiếm khoảng 4%.Ngoài ra, chúng lại đem lại chất lượng thịt thơm, ngon và là nguồn thu nhập chính cho bà con chăn nuôi.
>>Xem thêm:Gà Rhode Đỏ Là Giống Gà Gì?
Đặc điểm nổi bật của gà Sao
Về hình dáng gà Sao
- Những con gà 1 ngày tuổi sẽ có bộ lông mang màu cánh sẻ kèm phần đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân.
- Chân và mỏ của gà có màu hồng và phần chân thì có 2 hàng vảy cùng với 4 ngón.
- Tuy nhiên, màu lông của gà Sao trưởng thành sẽ dần dần chuyển sang màu xám đen và xuất hiện cùng lúc nhiều nốt chấm tròn nhỏ tại phiến lông.
- Dòng gà này sở hữu phần lưng tương đối gù cùng thân hình thoi và cái đuôi cúp.
- Điểm đặc biệt của dòng gà này chính là có phần mấu sừng tăng sinh theo ngày tuổi và gà Sao thì không có phần mào. Và phần mấu sừng của trĩ sao trưởng thành sẽ cao trung bình khoảng 2 cm.
- Mào tích của gà gồm 2 dạng chủ yếu như: dạng lá hoa đá rũ, dạng lá dẹt áp sát cổ và mang gam màu hồng chủ đạo.
- Phần da mặt và cổ sẽ không có lông nhằm tạo nên điểm khác biệt so với nhiều dòng gà khác.
- Ở dưới cổ gà có 1 yếm thịt nhỏ kèm gam màu xanh ở phần da trần.
- Để nâng cao tỷ lệ sản xuất trứng về sau thì anh em cần tiến hành nuôi đàn gà phi sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ.
- Để đàn gà khỏe và phát triển tương đối thì anh em cần phải thực hiện đúng theo kỹ thuật cũng như quy trình chăn nuôi gà trĩ sao.
- Tốt nhất, anh em nên làm chuồng riêng biệt để nuôi dòng gà mái và trống.
- Trước khi úm gà con cần xác định số lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những con gà.
- Vòng quây của gà con khi sưởi ấm nhân tạo phải cao 0.5m và có đường kính tương đương 4m. Ngược lại, vòng quây gà con khi sưởi bằng bức xạ nhiệt phải rộng khoảng 6m.
- Quan sát và điều chỉnh nhiệt độ sưởi ấm của ổ gà sao cho đạt khoảng 30 độ C. Vào những ngày hè, anh em nên sưởi ấm chuồng trước 24 tiếng và những ngày đông thì nên sưởi ấm chuồng trước 2 ngày.
- Trước khi đem gà con về thì anh em cần kiểm tra kỹ hệ thống nước uống đã được xử lý bằng clo.
- Khi đặt gà vào chuồng anh em cần chú ý không được để chúng đè bẹp, xáo trộn. Và tất nhiên nên tập cho chúng thích nghi với môi trường mới cũng như tự tìm đến máng ăn, máng uống.
- Anh em nên trang bị thêm cầu đậu trong chuồng nhằm giúp gà từ 8 đến 10 tuần tuổi có thể bay và đậu dễ dàng.Chân của gà Sao tương đối khô và những con Sao trống thì không có thêm phần cựa.
Cách nhận biết giới tính của gà Sao như thế nào?
Thực chất, để phân biệt và nhận biết được giới tính của dòng gà này là 1 điều vô cùng khó khăn bởi chúng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, với những con sao trưởng thành thì phần lớn sẽ dựa vào tiếng kêu để phân biệt trống và mái. Bởi Sao mái thường kêu tiếng kép còn Sao trống chỉ kêu tiếng đơn.
Bên cạnh đó, anh em có thể phân biệt giới tính gà sao dựa vào mũ sừng và mào tích. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định gà sao trống hay mái chuẩn xác đó chính là lỗ huyệt của gà từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Một số tập tính của dòng gà Sao
Gà Sao là 1 trong những giống gà rất thích hoạt động và hầu như ban ngày thì chúng không ngủ. Tuy nhiên, khi còn nhỏ thì chúng rất nhút nhát, sợ bóng tối và người lạ. Hay thậm chí là chúng còn hoảng sợ ngay cả khi có tiếng động nhỏ. Điểm đặc biệt của dòng gà Sao là nuôi con rất kém. Tuy nhiên, với những con Sao 2 tuần tuổi khi hoảng sợ đã có thể bay được và bay vô cùng khỏe đấy.
Gà Sao chủ yếu tìm kiếm thức ăn trên mặt đất như: côn trùng, các mẩu thực vật. Giống gà này thường di chuyển theo bầy đàn và khi trời bắt đầu trở lạnh thì chúng sẽ sinh sống theo cặp.
Tập tính bầy đàn của gà Sao
Đây được đánh giá là dòng gà có tập tính bầy đàn tương đối cao so với những dòng gà khác. Tuy nhiên, gà sao thì lại khá nhạy cảm với những âm thanh như: mưa, gió, sấm, chớp. Đặc biệt, những lúc không có điện hay buổi tối thì chúng thường nằm chồng đống do chúng chỉ ưa sáng.
Hiện tượng mổ cắn của gà Sao
Gà Sao phần lớn sẽ ít mổ cắn nhau do quá linh hoạt tuy nhiên chúng thì lại thích mổ những vật lạ xung quanh như: que nhỏ trong chuồng, sợi dây tải, tường hay thậm chí là cả nền chuồng. Do đó, anh em cần làm thật chắc chắn tường và nền chuồng. Cũng như chỉ nên để máng ăn, máng uống trong khu vực chuồng trại nhằm hạn chế gà bị tổn thương niêm mạc miệng do mổ.
Tập tính bay, kêu và tắm của gà Sao
- Dòng gà này biết bay tương đối sớm chỉ khoảng 2 tuần tuổi và tất nhiên chúng bay giỏi y như chim. Tuy nhiên, gà sẽ bay khỏe và cao đến 12m nếu nghe tiếng động, âm thanh hay thậm chí là hoảng loạn.
- Những con sao trống thường chỉ kêu 1 tiếng và sao mái sẽ kêu 2 tiếng khi bình thường.
- Gà sao thường tập trung tắm nắng khoảng 3 tiếng trong 1 ngày và thường tắm vào lúc 11 giờ sáng hay 4 giờ chiều. Khi bắt đầu tắm nắng thì chúng sẽ đào 1 hố cát tương đối sâu rồi lao mình xuống hố và nằm phơi nắng.
Tập tính sinh dục của gà Sao
Tập tính sinh dục của gà Sao không được bộc lộ rõ ràng và phần lớn những con sao mái thì đẻ trứng tập trung. Tuy nhiên, sau khi đã đẻ trứng xong thì chúng sẽ bỏ đi trong im lặng mà không hề cục tác so với những con gà mái khác.
Tổng kết
Đá Gà PQ88 đã chia sẻ tất tần tật những thông tin và kỹ thuật chăm sóc gà Sao chuẩn nhất hiện nay. Ngoài ra, anh em có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác liên quan về các giống gà tại trang chủ PQ88 của chúng tôi. Chân thành cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết này và chúc anh em thành công.